Home Blog Study trong tiếng Anh là gì?

Study trong tiếng Anh là gì?

1. Study là gì?

Study là một loạt hành động tìm hiểu, học thuộc hay ghi nhớ một lượng thông tin, kiến thức nào đó. Ngoài ra, study còn có nghĩa khác là quá trình nghiên cứu về một chủ đề hoặc lĩnh vực cụ thể.

2. Một số từ đi kèm với study trong tiếng Anh

  • “Study” có nghĩa là học tập, nghiên cứu (về một chủ đề, đặc biệt là từ sách, tài liệu tham khảo).

Ví dụ: She’s been studying for her doctorate for three years already.

  • Sử dụng “studies” (số nhiều) để đề cập đến đề tài nghiên cứu, đối tượng được nghiên cứu.

Ví dụ: Some studies have suggested a link between certain types of artificial sweetener and cancer.

  • Brown study: sự trầm tư mặc, sự suy nghĩ lung.

Ví dụ: He sank back on his pillow and fell into a brown study.

  • To study out: suy nghĩ tự tìm ra vấn đề gì, hướng giải quyết

Ví dụ: Yet expectations for this year appear to be high, according to another study out on Tuesday.

  • To study up on: tìm hiểu nhiều thông tin về ai đó hoặc điều gì đó ( trong một khoảng thời gian ngắn).

Ví dụ: I want to study up on Tokyo before we travel there this summer.

  • To study for the bar: học luật

Ví dụ: What is the best way to study for the bar efficiently?

  • Study abroad: du học

Ví dụ: Students who study abroad attend classes in another country for an extended period of time.

3. Một số tips để tập trung học tập hiệu quả

3.1. Lập kế hoạch công việc cần hoàn thành mỗi ngày

Một lý do quan trọng khiến bạn không thể tập trung là vì bạn không biết hôm nay phải làm gì? Nguyên nhân là do bạn không có kế hoạch cho ngày hôm đó. Đây là lý do tại sao nhiều khi bạn đang làm một việc, bạn chợt nhớ rằng bạn có một việc khác phải làm.

Ví dụ, khi bạn đang học, bạn đột nhiên nghĩ đến một buổi tối có hẹn, và sau đó bạn sẽ bị phân tâm và luôn nghĩ phải chuẩn bị gì cho buổi hẹn hò. Điều này rất mất tập trung và tiêu tốn thời gian một cách vô ích.

Vậy giải pháp là gì? Hãy dành một chút thời gian trước khi đi ngủ vào buổi tối hôm trước để đánh dấu các công việc cho ngày hôm sau. Lịch để bàn hoặc sổ tay sẽ giúp bạn đánh dấu những điều quan trọng. Đánh dấu những việc quan trọng có thể giúp bạn chủ động kiểm soát công việc và thời gian, đồng thời có thể tập trung hoàn toàn vào một việc.

3.2. Tạo không gian học tập thoải mái

Một không gian học tập thoái mái sẽ đảm bảo quá trình học tập. Có nhiều yếu tố khiến bạn không thể tập trung khi học như ô tô, TV, điện thoại di động, Facebook …

Vì vậy, tốt nhất bạn nên dẹp những món đồ trên bàn làm việc sang một bên, như vậy sẽ giúp bạn tập trung hơn. Trước khi bắt đầu học, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ học tập cần thiết để không mất thời gian tìm kiếm.

Một điều cần lưu ý nữa là bạn nên tạo không gian học tập thoáng mát, thoải mái và ngăn nắp để nâng cao hứng thú học tập. Một bể cá nhỏ, một chậu cây, một bức tranh,… sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi bị căng thẳng.

3.3. Lựa chọn thời gian học thích hợp

Mỗi người đều có thời gian học tập tốt nhất của riêng mình. Đây là lý do tại sao bạn đôi khi cảm thấy dễ học, dễ nhớ và đôi khi khó tập trung. Điều này là do não bộ nào cũng có thời kỳ làm việc đỉnh cao (có thể là do hình thành thói quen).

Giải pháp cho vấn đề này thật ra không quá phức tạp. Có người thích học buổi tối, có người thích học buổi sáng,… Bạn nên học thử vào các giờ khác nhau, khi thấy thời gian phù hợp nhất thì cố gắng tập trung vào thời gian đó để học. Điều quan trọng cần lưu ý là nếu bạn thấy mình không thể tập trung, xin đừng cố gắng quá sức.

3.4. Sắp xếp các môn học một cách hợp lý

Một thói quen phổ biến của học sinh là lâu nay học sinh chỉ học một môn trong một khoảng thời gian dài. Phương pháp học này có thể phù hợp với nhiều người nhưng chỉ học một môn dễ khiến người ta căng thẳng, mất tập trung.

Giải pháp tốt nhất là nếu học lâu thì nên trộn nhiều môn (tốt nhất là 3 đến 4 môn). Điều này sẽ giúp não bộ của bạn duy trì được sức bền và bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán, ngược lại còn thấy hứng thú hơn. Ví dụ, trong 3 giờ, bạn nên luân phiên 3 môn, mỗi môn xấp xỉ 1 giờ.

Nhưng lưu ý một điều là khi chuyển môn học, bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi ít phút, nghe nhạc, lướt Internet,… nhưng lưu ý đừng để những phương tiện này lôi cuốn mà quên mất việc học. (Thời gian nghỉ ngơi hợp lý là tầm 5 phút).